Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính


Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm.

Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Lấy Enron làm ví dụ, chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính. Sau khi bị phanh phui, giá trị của Enron nhanh chóng bị tụt xuống dưới mức 1 tỷ USD so với giá trị thực khoản 30 tỷ và kết cục sau cùng là phá sản.

Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp Mỹ thường sủ dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam.

Phù phép thông qua các ước tính kế toán

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện...

Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.

Phù phép thông qua các giao dịch thực

Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể phù phép lợi nhuận thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management) nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài.

Ø Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng

Một biện pháp các doanh nghiệp thường sủ dụng để tăng lợi nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế hoạch đặt ra là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi nhuận Quí IV/2007, một công ty sản xuất ôtô có thể công bố kế hoạch tăng giá bán từ Quí I/2008, lập tức doanh thu Quí IV/2007 sẽ tưng vọt. Hai biện pháp này cho phép công ty tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, nhưng sẽ bị giảm vào các năm sau, vì thực chất công ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Mặt khác, tăng giá bán năm sau còn làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Ø Cắt giảm chi phí hữu ích

Cắt giảm chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị cũng là cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Ø Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không hiệu quả

Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như làm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ

Ø Bán các khoản đầu tư hiệu quả

Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, công ty có thể bán các khoản đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động thái này được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự nguyện bỏ qua tiềm năng sinh lời lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.

Ø Sản xuất vượt mức công suất tối ưu

Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất tối ưu, tuỳ thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường Tuy nhiên, trong trường hợp cần tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy mó, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cự tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.

Cả hai biện pháp phù phép báo cáo tài chính (dựa trên các ước tính kế toán hay các giao dịch thực), về bản chất, chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại. Điểm khác biệt là ở chỗ: trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đích thực của doanh nghiệp, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Xét về mặt này, làm tăng lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán được ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng các ước tính kế toán không đủ sức giúp các doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng và có thể sẽ gặp trở ngại từ phía kiểm toán viên. Do đó, doanh nghiệp có thể phải dùng đến các giao dịch thực để tăng lợi nhuận. Kiểm toán viên dù phát hiện các thủ thuật này nhưng vì nó tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nên cũng không thể yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại.

Tóm lại, dù áp dụng biện pháp nào, về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một công ty không chỉ ảnh hưởng riêng đến công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để ngăn chặc những tác động tiêu cực của “Overvaluation”, các doanh nghiệp cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều khi lợi ích ngắn hạn của “Overvaluation” quá hấp dẫn khiến các doanh nghiệp khó có thể cưỡng lại được. Theo như nhận xét của Giáo sư M.C Jensen, Giám đốc công ty Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Monitor Group: “Overvaluation cũng giống như một loại heroin. Nó mang cho ta cảm giác lâng lâng lúc ban đầu, nhưng không lâu sau đó sẽ là những nối đau không cùng.

(Theo Nhịp cầu Đầu Tư)

http://www.tuvanthue.net

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Nếu như ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, kế toán quản trị đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định (CMA), thì ở Việt Nam, thuật ngữ “Kế toán quản trị” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán ban hành vào ngày 17/06/2003. Theo đó, kế toán quản trị được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.

Kế toán quản trị còn được hiểu khía cạnh khác là việc thu thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Cả hai hệ thống kế toán đều có chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán quản trị có một số khác biệt so với kế toán tài chính thông thường.

* Kế toán quản trị không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ thống báo cáo này. Kế toán quản trị hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các công ty có qui mô vừa trở lên.
* Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Báo cáo của kế toán quản trị chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài.
* Kỳ lập báo cáo kế toán quản trị có thể không cố định.

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam

Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không hề mới, nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy, đến nay kế toán quản trị chỉ tồn tại dưới hai mô hình.

Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng chuyên môn hoá từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý, thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hoá để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản lý ở từng cấp quản trị.

Nội dung mô hình kế toán quản trị này thường gồm những lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản sau:

* Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn, hoặ cấp bậc quản trị.
* Xác định, kiểm soát, đánh giá giá thành sản phẩm, chủ yếu là giá thành trong từng quá trình sản xuất.
* Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị.
* Thu thập, phân tích dữ liệu, từ đó thiết lập thông tin thích hợp, phục vụ cho việc xây dựng giá bán, phương án kinh doanh ngắn hạn và dài hạn theo từng bộ phận, cấp bậc quản trị.
* Phân tích, dự báo chỉ số tài chính ở từng bộ phận hoạt động.

Với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dự trên nền tảng từng quá trình hoạt động (được hiểu là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế, tiến trình sản xuất, sản phẩm, marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối hoặc bao gồm một nhóm công đoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh), thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng quá trình hoạt động để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức, phối hợp thực hiên, đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình hoạt động (những người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình kinh doanh). Cụ thể là:

* Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng quá trình hoạt động.
* Dự toán ngân sách của từng quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng nhóm thực hiện quá trình.
* Thu thập, phân tích dữ liệu để xây dựng thông tin thích hợp, phục vụ cho việc lựa chọn từng quá trình hoạt động và phối hợp thực hiện của nhóm thực hiện quá trình.
* Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính của thưo từng quá trình hoạt động.

Những giải pháp thực thi kế toán quản trị có hiệu quả

Kế toán quản trị được hình thành song song với kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho nhà quản lý. Để sử dụng hiệu quả công cụ này, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau:

* Hệ thống kế toán quản trị không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội dung báo cáo. Do đó, doanh nghiệp phải tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kế toán quản trị cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp có thể tham khảo các mô hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của các tập đoàn kinh tế trên thế giới để áp dụng phù hợp với thực tế của mình.
* Doanh nghiệp cần xây dựng qui trình sản xuất thống nhất, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này không những giúp doanh nghiệp chuẩn hoá hoạt động mà còn là cơ sở để cung cấp nguồn số liệu chính xác cho kế toán quản trị trong quá trình lập báo cáo. Chính sự thống nhất về bản chất số liệu sẽ giúp việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả hơn.
* Cần xây dựng một đội ngũ nhân sự làm công tác kế toán không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được.
* Báo cáo của kế toán quản trị đựoc sử dụng kết hợp với các báo cáo khác của doanh nghiệp như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất... để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố đang tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
* ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu. Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần mềm quản trị thống nhất, mà chỉ mới áp dụng phần mềm kế toán, nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính, trong khi chưa có sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau. Đây là một nguyên nhân khiến quá trình lấy số liệu bị sai sót và không kịp thời.

Theo Vacpa
http://www.tuvanthue.net

Thực trạng về kế toán DNVVN ở VN hiện nay


Tầm quan trọng của công tác kế toán DN mới chỉ được xác định ở nước ta về mặt lý thuyết. Trên thực tế, công tác kế toán DN đã và đang bị coi thường.
Tình trạng coi thường công tác kế toán trong nhiều DNNVN, trước hết và chủ yếu là trong các DNNVV đã gây ra những hậu quả âm thầm nhưng nghiêm trọng. Không ít DN, sau hai ba năm, khi có thanh tra thuế mới vội vàng "chạy" để lập lại các sổ kế toán và báo cáo tài chính. Nghiêm trọng hơn, có những DN, mời đơn vị kiểm toán để kiểm toán báo cáo tài chính nhằm thực hiện "giấc mơ lên sàn" nhưng đơn vị kiểm toán đã từ chối vì công tác kế toán... chưa đạt yêu cầu!
Trước hết, trong các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, công tác kế toán chỉ là "công cụ để đối phó" với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng "hai trong một" - hai hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến, nếu không muốn cho rằng, ở tất cả các DN nhỏ và vừa.

Hai hệ thống cùng tồn tại

Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh. Trong các DN ngoài quốc doanh, số liệu kế

toán phản ánh tình trạng "lãi thật, lỗ giả". Không ít DN, sau một số năm hoạt động số lỗ cộng dồn lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ nhưng chủ DN vẫn rất nhiều tiền để mua bán bất động sản và mua sắm các tài sản đắt tiền. Ở các DN nhà nước (bao gồm cả các Cty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) thì tình hình ngược lại, hoạt động kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng nhưng trên báo cáo tài chính vẫn có lãi, vẫn chia tiền thưởng và thậm chí có Cty vẫn "lên sàn" giao dịch của thị trường chứng khoán.

Nhân lực không được trọng dụng

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo khá nhiều. Song, sự gia tăng về lượng không tương xứng với sự nâng cao về chất. Thêm vào đó, cùng với phương thức "gia đình trị" trong quản lý các DN VN, các cán bộ kế toán chưa được chủ DN trọng dụng, không có điều kiện để học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn. Có nhiều DN thuê kế toán theo mùa vụ. Vì vậy, đội ngũ kế toán trong các DN không ổn định, gây khó khăn lớn cho việc bảo đảm yêu cầu liên tục trong công tác kế toán.

Doanh nghiệp thờ ơ với Luật?

Về việc quản lý nhà nước đối với công tác kế toán DN, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực tiễn của các DN chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra kế toán theo các điều 35 đến 38 Luật Kế toán chưa được triển khai. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kế toán của DN. Song, việc kiểm tra công tác kế toán DN của cơ quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuếë không có thẩm quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, những sai sót của DN về công tác kế toán rất dễ dàng được "cho qua" nhờ các "cuộc đàm phán tế nhị"!

Để từng bước đưa chế độ kế toán VN hòa nhập cùng chế độ kế toán của các nước trên thế giới, những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực nghiên cứu và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Đó là một cố gắng lớn, đáng ghi nhận. Song, việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kế toán là quan trọng nhưng quan trọng hơn là đưa chúng vào thực tiễn. Nghiên cứu, tiếp thu các chuẩn mực kế toán là công việc rất phức tạp, ngay cả với những cán bộ kế toán được đào tạo chính quy. Do đó, ban hành các chuẩn mực kế toán chưa phải đã là hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, ở không ít DN nhỏ và vừa hiện nay, còn rất nhiều cán bộ kế toán như những "con nai vàng ngơ ngác" khi nghe nói đến chuẩn mực kế toán!

Đã đến lúc, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng coi thường công tác kế toán trong các DNVN.
Theo DĐDN

Thủ thuật Excel trong kế toán

Trong công tác kế toán việc ứng dụng Excel là hết sức cần thiết tuy nhiên để tăng tiện ích trong công việc chúng ta cần sử dụng một số thủ thuật như tạo hàm người dùng chuyển số thành chữ. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn bộ code tôi viết trong ứng dụng VBA:

1. Hàm chuyển số thành chữ:

Public Function Docso(number)
' By Lam thue ke toan
' Date 25/12/2006
' Dich tu so ra thanh tien voi phong chu .VN

' Kiem tra truong hop dac biet voi so 0 va 1
If number = 0 Then
Dich = "Kh«ng."
ElseIf number = 1 Then
Dich = "Mét."
Else
' Neu khong phai 2 truong hop tren thi tiep tuc lam
so = Array("kh«ng", "mét", "hai", "ba", "bèn", "n¨m", "s¸u", "b¶y", "t¸m", "chÝn") 'mang so
DV = Array(".", "ngh×n", "triÖu", "tû", "ngh×n") 'mang don vi
SL = Len(Round(number, 0)) 'So luong ky tu trong chuoi da loai cac chu so thap phan
cap = Round(SL / 3 + 0.2, 0) 'Tinh xem chuoi nam trong pham vi mang don vi nao
Thua = SL Mod 3 'So ky tu cua mang don vi lon nhat
' Vong lap mang don vi
For i = 1 To cap
'Tinh so ky tu cua mang dang xet, Kiem tra xem co phai mang lon nhat khong
If i = cap And Thua <> 0 Then
b = Thua
Else
b = 3
End If
'Loc lay mang don vi can doc
ai = Left(Right(Round(number, 0), i * 3), b)
SLi = Len(ai)
'Kiem tra truong hop dac biet mang don vi dang xet bang khong het
If ai = "000" Then
If i = 1 Then
Dich = "."
Else
Dich = Dich
End If

Else
'Vong lap doc ky tu trong mang dang xet
For j = 1 To b
Hang = Array(DV(i - 1), "m­¬i", "tr¨m") 'Mang don vi tinh cua ky tu
Docso = Mid(ai, (b + 1 - j), 1) 'Loc lay ky tu can doc
'Kiem tra truong hop dac biet ky tu bang khong
If Docso = 0 Then
If j = 1 Then
Doc = "" & Hang(j - 1)
danhdau1 = 1 'Thong bao ky tu don vi cua mang doc bang khong
ElseIf j = 2 Then
If danhdau1 = 1 Then
Doc = ""
danhdau2 = 1 'Thong bao 2 ky tu dau tien cua mang den bang khong
Else
Doc = "linh" 'Truong hop dac biet khi chu so hang chuc bang khong
End If
Else
If danhdau2 = 1 Then
Doc = "" 'Truong hop dac biet khi ca 3 chu so trong mang deu bang khong
Else
Doc = so(Docso) & " " & Hang(j - 1)
End If
End If
ElseIf Docso = 1 And j = 2 Then
Doc = "m­êi" 'Tr­¬ng hop dac biet khi ky tu hang chuc cua mang bang mot
ElseIf Docso = 5 And j = 1 And b <> 1 Then
Doc = "l¨m" & " " & Hang(j - 1) 'Truong hop dac biet khi ky tu hang don vi cua mang bang 5
ElseIf Docso = 4 And j = 1 And SL <> 1 Then
Doc = "t­" & " " & Hang(j - 1) 'Truong hop dac biet khi ky tu hang don vi cua mang bang 4
Else
Doc = so(Docso) & " " & Hang(j - 1)
End If
Dich = Doc & " " & Dich 'Ket hop cac so da doc
Next
'Dua cac danh dau ve gia tri ban dau
danhdau1 = 0
danhdau2 = 0
End If
Next

End If

Docso = UCase(Left(Dich, 1)) & Mid(Dich, 2) 'Dua ra ket qua va sua ky tu dau tien thanh viet hoa.

End Function


2. Hàm đọc số tiền:

Public Function Doctien(sotien)
' By Lam thue ke toan
' Date 25/12/2006
' Dich tu so ra thanh tien voi phong chu .VN

' Kiem tra truong hop dac biet voi so 0 va 1
If sotien = 0 Then
Dich = "Kh«ng ®ång."
ElseIf sotien = 1 Then
Dich = "Mét ®ång."
Else
' Neu khong phai 2 truong hop tren thi tiep tuc lam
so = Array("kh«ng", "mét", "hai", "ba", "bèn", "n¨m", "s¸u", "b¶y", "t¸m", "chÝn") 'mang so
DV = Array("®ång.", "ngh×n", "triÖu", "tû", "ngh×n") 'mang don vi
SL = Len(Round(sotien, 0)) 'So luong ky tu trong chuoi da loai cac chu so thap phan
cap = Round(SL / 3 + 0.2, 0) 'Tinh xem chuoi nam trong pham vi mang don vi nao
Thua = SL Mod 3 'So ky tu cua mang don vi lon nhat
' Vong lap mang don vi
For i = 1 To cap
'Tinh so ky tu cua mang dang xet, Kiem tra xem co phai mang lon nhat khong
If i = cap And Thua <> 0 Then
b = Thua
Else
b = 3
End If
'Loc lay mang don vi can doc
ai = Left(Right(Round(sotien, 0), i * 3), b)
SLi = Len(ai)
'Kiem tra truong hop dac biet mang don vi dang xet bang khong het
If ai = "000" Then
If i = 1 Then
Dich = "®ång."
Else
Dich = Dich
End If

Else
'Vong lap doc ky tu trong mang dang xet
For j = 1 To b
Hang = Array(DV(i - 1), "m­¬i", "tr¨m") 'Mang don vi tinh cua ky tu
Docso1 = Mid(ai, (b + 1 - j), 1) 'Loc lay ky tu can doc
'Kiem tra truong hop dac biet ky tu bang khong
If Docso1 = 0 Then
If j = 1 Then
Doc = "" & Hang(j - 1)
danhdau1 = 1 'Thong bao ky tu don vi cua mang doc bang khong
ElseIf j = 2 Then
If danhdau1 = 1 Then
Doc = ""
danhdau2 = 1 'Thong bao 2 ky tu dau tien cua mang den bang khong
Else
Doc = "linh" 'Truong hop dac biet khi chu so hang chuc bang khong
End If
Else
If danhdau2 = 1 Then
Doc = "" 'Truong hop dac biet khi ca 3 chu so trong mang deu bang khong
Else
Doc = so(Docso1) & " " & Hang(j - 1)
End If
End If
ElseIf Docso1 = 1 And j = 2 Then
Doc = "m­êi" 'Tr­¬ng hop dac biet khi ky tu hang chuc cua mang bang mot
ElseIf Docso1 = 5 And j = 1 And b <> 1 Then
Doc = "l¨m" & " " & Hang(j - 1) 'Truong hop dac biet khi ky tu hang don vi cua mang bang 5
ElseIf Docso1 = 4 And j = 1 And SL <> 1 Then
Doc = "t­" & " " & Hang(j - 1) 'Truong hop dac biet khi ky tu hang don vi cua mang bang 4
Else
Doc = so(Docso1) & " " & Hang(j - 1)
End If
Dich = Doc & " " & Dich 'Ket hop cac so da doc
Next
'Dua cac danh dau ve gia tri ban dau
danhdau1 = 0
danhdau2 = 0
End If
Next

End If

Doctien = UCase(Left(Dich, 1)) & Mid(Dich, 2) 'Dua ra ket qua va sua ky tu dau tien thanh viet hoa.

End Function

Để tạo được hàm người dùng các bạn làm như sau:
Mở một file Excel mới vào Tools, Macro , Visual Basic Editor. Ở đây sẽ xuất hiện giao diện VBA các bạn chọn Insert, Module rồi copy 2 đoạn mã trên vào cửa sổ Module mới mở. Chọn Save as dưới dạng Add-in (có dạng *.xla).
Copy file xla vừa làm rồi mở một file Excel mới vào Tools, Add-in, trong hộp thoại Add-in chọn Browse, paste file xla vào cửa sổ Add-in vừa được mở ra, OK. Chở lại hộp thoại Add-in bấm chọn vào dòng Đổi số ra chữ, OK.
Thế là bạn đã có thể sử dụng 2 hàm docso() và doctien() giống như các hàm excel khác.
Chúc các bạn thành công.

CMKT số 3: Tài sản cố định hữu hình

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC
"TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH"

1- Về nội dung phản ánh của TK 211 - TSCĐ hữu hình, được sửa đổi lại phần nguyên giá TSCĐ hữu hình, xác định trong từng trường hợp cụ thể, như sau:

TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đi vay”.

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.



2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tăng TSCĐ hữu hình

2.1- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay
trừ (-) thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2.2- Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 331,...

2.3- Trường hợp TSCĐ hữu hình tự chế:
- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho).
Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 512- Doanh thu nội bộ(Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm).

- Chi phí lắp đặt, chạy thử,... liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 331,...

2.4 - Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

2.4.1. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

- Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi).

2.4.2. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 111, 112,...

2.5- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:


Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá- chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá- chi tiết quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331,...

2.6- Đối với TSCĐ hữu hình hiện đang ghi trên sổ của doanh nghiệp, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong chuẩn mực TSCĐ hữu hình, phải chuyển sang là công cụ, dụng cụ, kế toán phải ghi giảm TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)
Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

2.7- Khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - XDCB dở dang.

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:
Nợ TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ nhập kho)
Có TK 241 - XDCB dở dang.

2.8- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Có TK 112, 152, 331, 334,...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng, ghi:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.



3- Hướng dẫn kế toán các chi phí không được tính vào nguyên giá TSCĐ


Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế, các chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 138, 334,... (Phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 241 - XDCB dở dang (Nếu tự xây dựng)
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu tự chế).

CMKT số 2: Hàng tồn kho

I. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "HÀNG TỒN KHO"

1- Kế toán chi phí sản xuất chung cố định

- Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố
định)
Có các TK: 152, 153, 214, 331, 334,...

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố
định).
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

2- Kế toán các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho

- Căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt hàng tồn kho, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Có các TK: 151, 152, 153, 154, 155, 156

- Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 334,... (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gây
ra được phản ánh vào giá vốn hàng bán)
Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

3- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

CMKT số 1: Chuẩn mực chung

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:
a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;
b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;
c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
02. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.
Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN

Cơ sở dồn tích
03. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động Liên tục
04. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

Giá gốc
05. Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Phù hợp
06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Nhất quán
07. Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Thận trọng
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Trọng yếu

09. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KẾ TOÁN

Trung thực
10. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khách quan
11. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Đầy đủ
12. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời
13. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu
14. Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh
15. Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
16. Yêu cầu kế toán quy định tại các Đoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được.

CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

17. Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.

Tình hình tài chính
18. Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.
19. Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tài sản" và khoản mục "Nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê.

Tài sản
20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
21. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

22. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
23. Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
24. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.
25. Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.

Nợ phải trả
26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.
27. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:
a/ Trả bằng tiền;
b/ Trả bằng tài sản khác;
c/ Cung cấp dịch vụ;
d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;
đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
28. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.

Vốn chủ sở hữu
29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;

d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm:
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.

Tình hình kinh doanh
30. Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
31. Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:
a/ Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
32. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai.
33. Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động khác.

Doanh thu và Thu nhập khác
34. Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia...
35. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,...


Chi phí
36. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.
37. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.
38. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...

Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính
39. Báo cáo tài chính phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; trong các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn:
a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;
b/ Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận tài sản
40. Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Ghi nhận nợ phải trả
42. Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác
43. Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận chi phí
44. Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.
45. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
46. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.
47. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

KẾ TOÁN VIÊN CẦN BIẾT

Hiện nay Bô tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán (CMKT) trong số 32 CMKT Việt Nam. Để giúp các bạn tham khảo một cách thuận tiện tôi xin mạn phép liệt kê các chuẩn mực đã được ban hành:

1.Chuẩn mực số 01:Chuẩn mực chung;
2.Chuẩn mực số 02:Hàng tồn kho;
3.Chuẩn mực số 03:Tài sản cố định hữu hình;
4.Chuẩn mực số 04:Tài sản cố định vô hình;
5.Chuẩn mực số 05:Bất động sản đầu tư;
6.Chuẩn mực số 06:Thuê tài sản;
7.Chuẩn mực số 07:Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
8.Chuẩn mực số 08:Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh;
9.Chuẩn mực số 09:
10.Chuẩn mực số 10:Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;
11.Chuẩn mực số 11:Hợp nhất kinh doanh
12.Chuẩn mực số 12:
13.Chuẩn mực số 13:
14.Chuẩn mực số 14:Doanh thu và thu nhập khác.
15.Chuẩn mực số 15:Hợp đồng xây dựng;
16.Chuẩn mực số 16:Chi phí đi vay;
17.Chuẩn mực số 17:Thuế thu nhập doanh nghiệp;
18.Chuẩn mực số 18:Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
19.Chuẩn mực số 19:Hợp đồng bảo hiểm
20.Chuẩn mực số 20:
21.Chuẩn mực số 21:Trình bày báo cáo tài chính
22.Chuẩn mực số 22:Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
23.Chuẩn mực số 23:Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
24.Chuẩn mực số 24:Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
25.Chuẩn mực số 25:Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con;
26.Chuẩn mực số 26:Thông tin về các bên liên quan.
27.Chuẩn mực số 27:Báo cáo tài chính giữa niên độ;
28.Chuẩn mực số 28:Báo cáo bộ phận;
29.Chuẩn mực số 29:Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
30.Chuẩn mực số 30:“Lãi trên cổ phiếu”.
31.Chuẩn mực số 31:
32.Chuẩn mực số 32:

Và tôi sẽ lần lượt post các chuẩn mực để các bạn chưa có điều kiện tìm hiểu có thể tham khảo một cách thuận tiện nhất.

Tại sao bạn lại cần đến chúng tôi?

Một doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định và hiệu quả, một người chủ doanh nghiệp muốn có những quyết định sáng suốt cần phải có một hệ thống kế toán chuyên nghiệp và chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó:

* Doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập:
Bạn đang cần một hệ thống tài chính kế toán chuyên nghiệp, hiệu quả để giúp bạn trong quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó bạn cần phải có những nhân viên kế toán có năng lực tốt, một hệ thống kế toán hợp lý vừa đủ để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng không quá cồng kềnh để có thể làm tăng đáng kế chi phí quản lý. Bạn phải có một hệ thống tổ chức công tác kế toán phù hợp với loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp. và chúng tôi sẽ giúp bạn để:
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tài chính.
- Xây dựng quy trình kế toán.
- Tuyển chọn nhân lực (về mặt chuyên môn)
- Bố trí nhân lực phù hợp với năng lực của từng người cũng như yêu cầu của Doanh nghiệp
- Hỗ trợ trang bị phần mềm kế toán phù hợp, hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán (nếu cần)
- Hỗ trợ lập các báo cáo thuế theo quy định hiện hành.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến chế độ chính sách tài chính kế toán.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng bộ máy kiểm soát nội bộ.

* Doanh nghiệp của bạn đang có vấn đề liên quan đến bộ máy kế toán:
Chúng tôi sẽ giúp bạn rà soát lại toàn bộ quy trình, tổ chức của bộ máy kế toán để tìm ra những vấn đề của bạn. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra các giải phái để có thể giải quyết được vấn đề đó một các hiệu quả nhất.

* Hay chỉ đơn giản bạn đang cần một người có thể hoàn thành các báo cáo thuế, báo cáo tài chính cuối năm hay định kỳ một cách chính xác nhất, phù hợp nhất với các chế độ hiện hành. Vhúng tôi sẽ giúp các bạn làm điều đó.

* Có thể doanh nghiệp của bạn đủ nhỏ để các nghiệp vụ kế toán không phát sinh thường xuyên. Vì vậy chuyện tuyển một kế toán làm việc thường trực là điều không cần thiết và lãng phí. Chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các công việc mà một kế toán viên phải làm.

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc một trong số những điểm trên thì hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi sẽ không làm cho bạn phải thất vọng. Đơn giản bởi vì chúng tôi là những chàng trai hết sức năng động, nhiệt tình, yêu nghề và cũng có khá nhiêu kinh nghiệm. Và một điều đơn giản hơn là chi phí các bạn bỏ ra rất hợp lý với những gì mà các bạn nhận được.
Rất cảm ơn bạn đã đọc những dòng này. Có thể bây giờ bạn chưa cần đến chúng tôi nhưng hãy ghi nhớ vì rất có thể sau này chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn